Ngọt ngào với chiếc bánh Donut nhiều màu sắc, kích thích vị giác

Bánh Donut là món ăn được nhiều người yêu thích ở khắp nơi trên thế giới với nhiều màu sắc thú vị, hình tròn dễ thương và nhiều hương vị khác nhau.

Dưới đây là công thức làm bánh donut chuẩn vị, nhiều màu sắc vô cùng đơn giản và hấp dẫn:

Empty

Bật mí cách làm bánh Donut chuẩn vị, nhiều màu sắc (Ảnh: Monanngon)

Nguyên liệu làm bánh Donut

Bột mì (hàm lượng gluten cao): 175gr

Bột mì (hàm lượng gluten thấp): 75gr

Muối: 3gr

Sữa bột: 10gr

Đường cát trắng: 30gr

Men nở: 4gr

Trứng: 50gr

Nước lọc: 95ml

Bơ: 25gr

Đường vani

Empty

Ngọt ngào với bánh Donut màu sắc giúp kích thích vị giác (Ảnh: Crabitkidbooks)

Cách làm bánh Donut màu sắc

Đầu tiên bạn cho tất cả nguyên liệu đã chuẩn bị, trừ bơ và đường vani vào tô lớn, thêm nước lọc vào và nhào đều đến khi bột trở nên mịn và dai.

Bạn làm mềm bơ ở nhiệt độ phòng hoặc đun cách thủy, sau đó cho vào chung với bột rồi nhào đều đến khi bột có thể dàn mỏng, mịn là đạt.

Vo tròn viên bột rồi để ở nơi nhiệt độ ấm ủ cho bột nở gấp đôi, sau đó bạn trải bột lên thớt, dùng cán cán dẹp và để bột nghỉ thêm khoảng 20 phút nữa.

Empty

Thành phẩm bánh Donut vô cùng hấp dẫn và xốp mềm (Ảnh: Anhthy)

Tiếp tục vo tròn lại viên bột rồi ấn khuôn để tạo hính bánh donut, sau đó để bột nghỉ cho nở gần gấp đôi so với ban đầu.

Bạn bắc chảo lên bếp cùng dầu ăn, đợi dầu nóng thì cho bánh vào chiên đến khi bánh chuyển màu vàng nâu đều các mặt thì vớt bánh ra.

Bạn để bánh ráo dầu, áo bánh qua với một lớp đường, cốm hoặc phủ chocolate cùng các topping khác tùy ý thích để chiếc bánh trở nên thú vị và bắt mắt hơn.

Những câu chuyện bên lề về bánh Donut (Doughnut)

Không ít những nhà khảo cổ đã tìm thấy được nhiều hoá thạch trông giống như những chiếc bánh Donut tại các nơi dịnh cư của người tiền sử nước Mỹ bản địa.

Khoảng năm 1847, bà Elizabeth Gregory lúc đó sống tại New England, thường xuyên vào bếp và làm cho con trai mình những chiếc làm từ bột mì, cùng với vài gia vị để làm lương thực cho những ngày đi biển. Bà cho rằng với công thức làm bánh như vậy thì có thể để dành bánh trong dài ngày mà không bị hỏng. Giữa những chiếc bánh bà không nấu kĩ mà chỉ rắc hạt dẻ hay ngũ cốc khác và bà gọi chiếc bánh của mình là “dough-nut”. Với bà Elizabeth thì tên gọi “dough-nut” được gọi từ đặc điểm của chiếc bánh, kết hợp từ “dough” nghĩa là phần bột mì được nhào và chế biến, còn “nut” chỉ chung những loại hạt sử dụng trong bánh. Trong một lần đi biển, con trai bà Elizabeth – thuyền trưởng Hanson Gregory đã dùng thanh gỗ xuyên qua bánh để có thể giữ chiếc bánh mẹ làm lại sau khi ông cố lái chiếc thuyền giúp cả đoàn vượt qua cơn bão khủng khiếp. Và từ đó trở đi, ông yêu cầu tất cả đầu bếp trên tàu mỗi lần làm một chiếc bánh doughnut phải có lỗ tròn ở giữa.

Sau thời gian, người ta gọi tắt là Donut để gọi chiếc bánh rán vòng tròn này. Tuy nhiên, cũng có nhiều nơi vẫn gọi chiếc bánh rán hình tròn này là Doughnut. Mãi đến năm năm 1920, Adolph Levitt (người Nga) bắt đầu sáng chế ra chiếc máy làm bánh rán vòng đầu tiên tại thành phố New York và chính nhờ chiếc máy làm bánh này mà bánh Donut được nhiều người biết đến.

Hoàng Ly (T/h)

Link nội dung: https://amthucvungmien.com.vn/ngot-ngao-voi-chiec-banh-donut-nhieu-mau-sac-kich-thich-vi-giac-549114.html