Cách làm bánh Trung thu bằng nồi cơm điện
Nguyên liệu làm bánh Trung thu
Phần nước đường: 600gr đường phèn, 400ml nước, 1 đến 2 quả chanh vàng, 50gr kẹo mạch nha, 40ml nước tro tàu
Phần vỏ bánh: 1 gói bột làm bánh bán sẵn trung thu ở siêu thị, 50ml dầu dừa, 1 đến 2 quả trứng gà, không nên dùng trứng vịt thì sẽ bị tanh; 2 thìa cà phê ngũ vị hương
Phần nhân bánh: 300gr đậu xanh, 200gr đường trắng, 1 gói bột làm bánh dẻo bán sẵn ở siêu thị, 50ml nước cốt dừa
Các bước làm bánh Trung thu bằng nồi cơm điện
Bước 1: Làm nhân bánh Trung thu
Ngâm đậu xanh từ 3 đến 4 tiếng với nước ấm, có thể ngâm qua đêm cho đậu được mềm và lọc hết vỏ đi. Bạn cũng có thể đãi vỏ đậu xanh trước khi ngâm để nhân bánh có màu vàng đẹp mà đều màu.
Làm nhân đậu xanh cho bánh trung thu (Ảnh: Abby)
Sau khi ngâm xong, bạn có thể đãi qua một lượt nữa cho sạch rồi sau đó cho vào nồi, đổ ngập mặt đỗ, đun cho đến khi cạn nước, có thể cho thêm một chút muối để đậu xanh được đậm đà. Đun sao cho đậu xanh chín mềm.
Khi đỗ xanh còn nóng, dùng một cái thìa dẹt bằng gỗ nghiền hoặc cho vào máy xay cho thật nhuyễn. Cho đường, nước cốt dừa, 2 đến 3 thìa cà phê bột làm bánh trung thu, một chút dầu ăn và cho vào một nồi nhỏ và sên cho đến khi hỗn hợp sánh lại là được.
Bước 2: Làm nước đường làm bánh Trung thu
Vắt chanh để lấy nước cốt, chú ý bỏ hạt còn với nước tro tàu thì hòa với nước lọc.
Đường phèn khuấy tan với nước rồi sau đó cho vào nồi và đun sôi mở nắp trong khoảng từ 10 đến 20 phút và hớt sạch bọt.
Khi hỗn hợp đường sôi được tầm 25 phút thì để lửa nhỏ và cho cốt chanh vào đun tiếp khoảng từ 30 đến 40 phút. Cho kẹo mạch nha và nước tro tàu vào cùng, đun tiếp khoảng từ 20 phút rồi tắt bếp, mở nắp rồi để cho nguội hẳn.
Lưu ý: Làm nước đường, bạn hạn chế khuấy quá nhiều, sẽ làm cho hỗn hợp tạo bọt nhiều hơn, sẽ làm cho vỏ bánh bị mềm, không có độ giòn và để lâu sẽ bị ướt nếu không được bảo quản trong tủ lạnh.
Với bước này, bạn có thể rút nhanh bằng cách mua nước đường làm bánh nướng đã được pha chế sẵn tại các cửa hàng bán đồ làm bánh.
Bước 3: Làm vỏ bánh trung thu
Đối với nước đường vừa làm, bạn dùng chúng để trộn lòng đỏ trứng gà, dầu ăn, 1 đến 2 thìa cà phê ngũ vị hương và trộn đều chúng với nhau. Để bột bánh không bị vón cục khi đổ vào hỗn hợp trên thì bạn nên rây chúng qua rây bột cho mịn, đổ từ từ từng đợt một, vừa đổ vừa khuấy cho bột được trộn đều mà không bị vón lại.
Nguyên liệu làm vỏ bánh trung thu
Sau khi trộn xong hết phần bột thì để khối bột vào mặt thớt rộng có rải một lớp bột chống dính lên, sau đó nhào bột cho khối bột thật mịn và đều, nhồi bột khoảng 4 đến 6 phút rồi sau đó bọc lại bằng màng bọc thực phẩm, bảo quản bằng ngăn mát tủ lạnh tầm từ 20 đến 30 phút cho bột nghỉ.
Bước 4: Định hình cho bánh Trung thu
Cách làm bánh bằng nồi cơm điện vẫn đem lại hương vị thơm ngon không kém gì dùng lò nướng.
Chuẩn bị một vài tấm giấy nến, lau sạch phần bên trong nồi rồi sau đó lót phần giấy nến lại. Để món bánh nướng được thơm ngon hơn, bạn nên làm nóng nồi cơm trước bằng cách bấm nút “Cook” rồi sau đó dùng chổi phết một lớp bơ hoặc dầu ăn xuống đáy nồi rồi lót phần giấy nến lên.
(Ảnh: Tienphong)
Sau khi định hình cho bánh bằng khuôn có sẵn, bạn cho bánh vào nồi, xếp khoảng cách giữa các bánh xa nhau để tránh bị dính rồi bấm nút nấu. Thường với nồi cơm sẽ có chế độ nấu tầm 35 đến 50 phút, bạn đợi cho đến khi nồi cơm chuyển sang chế độ giữ nóng thì tiếp tục ấn nút “cook” để nướng lần hai. Làm như vậy cho đến khi bánh đạt độ vàng như ý muốn.
(Ảnh: Webnauan)
Nếu không muốn bánh bị khô thì mỗi lần chuyển sang chế độ hấp, bạn mở nắp rồi quết lên trên bề mặt bánh lớp nước đường còn sót lại để bánh được thơm và ngon hơn.
Hoàng Ly (T/h)
Link nội dung: https://amthucvungmien.com.vn/khong-can-lo-nuong-chi-noi-com-dien-ban-cung-lam-duoc-banh-trung-thu-549306.html