Cách nấu bún riêu cua đồng đậm đà hương vị miền Bắc

Bất kể thời tiết se lạnh hay ngày hè nắng nóng thì món bún riêu cua đồng vẫn khiến người ta nhớ mãi bởi hương vị đậm đà với nước dùng hơi chua, phảng phất mùi cua đồng.

Cách nấu bún riêu cua đồng

Bún riêu cua là một món ăn truyền thống Việt Nam. Bún riêu có vị ngọt đậm, nước dùng hơi chua, phảng phất mùi cua đồng. Bún riêu thường thêm chút mắm tôm để tăng thêm vị đậm đà, thường ăn kèm với rau ghém (rau diếp thái nhỏ hay cọng rau muống chẻ).

cach nau mon bun rieu cua dong dam da huong vi que nha 1 Giadinhvietnam

Nguyên liệu và dụng cụ cần chuẩn bị cho món bún riêu cua đồng

500 gr cua đồng

100 gr thịt xay

50 gr tôm khô

2 quả trứng gà

1 kg bún

3 miếng đậu hũ

4 quả cà chua

2 quả me

Hành tím, hành lá, ngò (hay còn gọi là rau mùi)

Rau sống: Rau muống, bắp chuối, xà lách

Gia vị: Hạt tiêu, hạt nêm, nước mắm, đường, dầu ăn, mắm tôm

Dụng cụ: Bếp, chảo, nồi, tô lớn, tô nhỏ,...

Cách làm món bún riêu cua đồng

Bước 1: Làm riêu cua

Đậu hũ cắt nhỏ mang đi chiên vàng. Hành lá rửa sạch cắt khúc. Cà chua cắt miếng vừa ăn, xào qua với dầu ăn ở lửa to.

Chế biến cua đồng xay:

Cua ngâm nước 1 đến 2 giờ để loại bỏ hết đất cát, xả lại nước sạch. Lột yếm cua, mai cua để riêng.

Dùng thìa nhỏ nạo lấy phần gạch cua cho vào chén, ướp với một ít tiêu xay, hạt nêm. Xay hoặc giã nhỏ mai cua.

Cho cua xay vào một chiếc tô lớn rồi hòa nước vào, dùng tay bóp nhẹ cho thịt cua tan vào với nước.

Sau đó, gạn đổ nhẹ nhàng nước vào nồi. Và cứ thế làm lặp đi lặp lại hai bước này khoảng 2 lần. Đến khi thấy cuối bát chỉ còn lại vỏ cua cứng ráp là được.

Hoà một chút gia vị (muối, hạt nêm, đường) vào với nước cua vừa lọc rồi đặt lên bếp đun ở lửa vừa. Chú ý không để lửa to quá, gạch cua rất dễ bị cháy hoặc trào ra ngoài.

Khuấy nhẹ để riêu cua kết lại, vớt để riêng ra bát. Sau đó cho cà chua xào qua trước đó vào nồi nước cua, nêm lại nồi nước dùng với một thìa cà phê mắm tôm, các loại gia vị cho vừa ăn rồi cứ tiếp tục đun tiếp ở lửa nhỏ.

cach nau mon bun rieu cua dong dam da huong vi que nha Giadinhvietnam

Bước 2: Làm rau ăn kèm:

Dọc mùng bạn tước vỏ thái vát, rồi đem bóp với muối cho ra hết nước, sau đó chần lại bằng nước ấm và vắt kiệt. Khâu này các bạn nhớ đeo găng tay nếu không thì sẽ rất ngứa đó nha.

Hành lá, mùi tàu thái nhỏ. Rau sống rửa sạch để ráo nước. Khi nồi cua đã nổi thành những mảng gạch rất lớn thì bạn gạt nhẹ sang một bên, sau đó đổ nước hầm xương và hỗn hợp cà chua vừa xào vào. Từ từ cho giấm bỗng đến khi đạt độ chua như ý, nêm gia vị vừa ăn.

Trước khi ăn thì thả dọc mùng và đậu rán vào đun đến khi sôi trở lại. Chần bún cho vào bát, rắc hành, mùi tàu và hành khô lên trên.

Bước 3:

Công đoạn cuối cùng là phi thơm hành khô rồi đổ nhanh phần gạch cua vào, đảo đều và tắt bếp. Cái này được gọi là nước màu và các bạn có thể cho luôn vào nồi nước riêu cua hoặc cho riêng vào từng bát khi ăn đều được.

Cho bún, hành vào bát. Chan nước riêu cua và nước màu lên trên là bạn đã có món bún riêu cua theo hương vị miền Bắc, ăn kèm với đĩa rau sống tươi tạo cảm giác ngon miệng trong những ngày hè nóng bức.

Như vậy món bún riêu cua đồng đã hoàn thành với mùi thơm đặc trưng của mắm tôm, nước cua ngọt đậm đà và vị chua thanh của cà chua ăn bảo đảm sẽ khiến bạn xuýt xoa. Rau sống ăn kèm bạn có thể tuỳ chọn theo sở thích nhé.

Một vài mẹo lưu ý:

Các nguyên liệu như: cua đồng, rau ăn kèm, … đều phải tươi ngon.

Khi làm cua thì nhớ bỏ miệng của cua đi vì chúng gây nước dùng sẽ có mùi hôi khó chịu.

Khi giã cho một vài lát gừng tươi vào sẽ giúp khử mùi tanh của cua hiệu quả. Từ đó món bún sẽ thơm ngon hơn.

Để làm bún riêu cua ngon, cua phải được giã bằng tay, váng thịt cua mới mềm, mịn và giữ được mùi vị đặc trưng. Nếu không có thời gian bạn đem xay cua bằng máy xay, nhưng váng thịt cua thường xốp, sạn.

 

Thu Chang (t/h)

Link nội dung: https://amthucvungmien.com.vn/cach-nau-bun-rieu-cua-dong-dam-da-huong-vi-mien-bac-549909.html