Cách chuẩn bị mâm cúng Rằm tháng Giêng đầy đủ, trang trọng

24/02/2021 09:45

Ông bà ta có câu ''Giỗ tết cả năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng''. Chính vì vậy, ngày Rằm tháng Giêng được các gia chủ chuẩn bị chu đáo và cẩn thận để cầu cả năm may mắn, bình an.

Ý nghĩa ngày Rằm tháng Giêng

Rằm tháng Giêng 15 tháng 01 âm lịch được xem là một trong 4 ngày rằm lớn trong năm. Đây là ngày rằm đầu tiên trong năm, đồng thời cũng trùng với ngày lễ Thượng Nguyên và Tết Nguyên Tiêu, nên mọi người đều cho rằng ngày là thời điểm thích hợp nhất để cầu an lành cho cả năm.

cung ram 3

Ảnh minh họa

 

Trong ngày lễ này, hầu hết mọi người nhất là các Phật tử đến viếng chùa lễ Phật, cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hoà, cầu cho gia đạo an lành, sức khỏe, thịnh vượng và no đủ.

Cách chuẩn bị mâm cúng Rằm tháng Giêng

Mâm cỗ cúng Phật

Các gia đình cần chuẩn bị hoa quả, chè xôi, rau xào chay nêm ít gia vị, canh nấm hoặc rau củ quả xào chay, các món đậu.

Các gia đình có thể thêm bánh trôi nước với ý nghĩa cầu mong một năm trôi chảy, thuận hòa.

Lễ vật cúng Phật bao gồm: Hương, hoa, đèn nến.

Màu sắc của các món ăn trên mâm cỗ chay được cho là tượng trưng cho sự hiện diện của ngũ hành: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Ăn cơm chay cũng là cách hướng tới sự thanh thản, an nhiên trong tâm hồn.

Mâm cỗ mặn cúng gia tiên

cung ram 5

Ảnh minh họa

 

Mâm cỗ mặn cúng gia tiên gồm có 4 bát, 6 đĩa đầy đặn:

+ 4 bát bao gồm: Bát canh măng, bát miến, bát mọc, bát canh mọc.

+ 6 đĩa bao gồm: Đĩa thịt lợn hoặc thịt gà, đĩa giò hoặc chả, đĩa nem thính hoặc đĩa xào, đĩa dưa muối, đĩa xôi hoặc bánh chưng và bát nước chấm.

Lễ vật bao gồm: Hương, hoa tươi, quả tươi, vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu trắng, thuốc lá...

Theo Gia đình Việt Nam

"https://giadinhvietnam.com/cach-chuan-bi-mam-cung-ram-thang-gieng-day-du-trang-trong-d166938.html"