Nguyên liệu làm món măng ngâm tỏi ớt
Măng tươi: 1 – 1,5kg
Giấm gạo: 250ml (có thể dùng chanh vắt lấy nước cốt rồi pha với nước lọc thay thế)
Muối tinh: ¼ chén
Ớt tươi: 3 quả
Tỏi: 1 củ
Đường: 3 muỗng canh 1
1 hũ thủy tinh hoặc hũ nhựa có nắp đậy.
Ảnh minh họa
Lưu ý khi lựa chọn nguyên liệu:
Măng tươi có nhiều loại nhưng thích hợp nhất vẫn luôn là măng tre ta. Loại này vừa sạch, giòn vừa không bị đắng. Không nên dùng măng Bát Độ vì tính chất của nó nhanh bị nhũn, mềm và hỏng.
Nên chọn những củ măng tươi, vỏ không bị vàng hay bị héo. Khi không may mua phải thì lúc ngâm sẽ không còn thơm, thậm chí có thể bị đắng. Thường những củ măng ngắn, to, bề ngoài trông không được đẹp mắt lại chính là những củ măng ngon nhất.
Đối với tỏi và ớt cũng vậy. Ớt phải là những quả còn tươi, thẳng không bị sâu, héo. Tỏi to đều, ngoài vỏ có màu trắng trong, không bị dập nát hay có dấu hiệu hư hỏng.
Cách ngâm măng tỏi ớt chua cay giòn ngon không bị nổi váng
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Ảnh minh họa
Măng tươi bóc bỏ lớp vỏ bên ngoài, các phần cứng, sơ và già đi, chỉ lấy phần non và ngọn rồi đem rửa sạch. Sau đó thái thành từng miếng có độ dày vừa phải, vừa cắt vừa cho vào chậu nước muối pha loãng, ngâm khoảng 5 phút cho măng có màu trắng đẹp mắt rồi vớt ra để ráo.
Ớt tươi cắt bỏ cuống cắt lát, sợi hoặc để nguyên trái.
Tỏi bỏ sạch vỏ thái thành từng miếng mỏng dạng dọc.
Bước 2: Trần măng qua nước sôi
Nếu là măng tươi bạn nên trần qua một lần với nước sôi để giảm bớt độ đắng và mùi hăng. Bạn đun sôi nồi nước, thả vào ít muối ăn rồi đổ măng vào luộc. Như thế sẽ đảm bảo măng không những không đắng mà còn giảm được mùi hắc trong măng, rất dễ ăn.
Khi sôi, bạn vớt măng ra rổ cho nguội và cho chảy hết nước trong măng để khi ngâm không bị hỏng.
Bước 3: Pha hỗn hợp nước ngâm măng
Bước này rất quan trọng trong cách ngâm măng tỏi ớt chua cay ngon. Để có được hỗn hợp, bạn lấy 250ml giấm, 3 muỗng canh đường, 1 canh muối khuấy tan. Nhớ pha đúng tỉ lệ để măng được ngon.
Ảnh minh họa
Bước 4: Ngâm măng
Bạn xếp lần lượt một lớp mỏng tỏi và ớt xuống đáy hũ, tiếp đến là măng. Sau đó đổ giấm vào, đậy kín nắp hũ thủy tinh và để ở nơi có nhiệt độ phòng để măng không bị nổi váng. Chừng 5 – 6 ngày là có thể mang ra thưởng thức.
Bước 5: Bảo quản măng
Sau khi bỏ măng vào hũ cần để nơi thoáng mát.
Măng sau khi chín, có độ chua ngon thì mang vào bỏ ngăn lạnh bảo quản và dùng dần. Hạn chế để bên ngoài làm măng lên men và quá chua, giảm ngon và mất đi độ giòn.
Khi đã lấy măng ra dùng thì cứ khoảng 2 – 3 ngày thay nước ngâm một lần để măng không bị chua và mất đi hương vị vốn có. Phần măng đã lấy ra dùng, dùng không hết bạn nên để riêng, không bỏ lại vào hũ măng để bảo quản măng được lâu.
Theo Gia đình Việt Nam
"https://giadinhvietnam.com/cach-lam-mang-ngam-toi-ot-gion-ngon-khong-bi-noi-vang-d158837.html"