Được khởi sinh từ đôi bàn tay tài hoa của một người đàn ông đến từ Mường Khương - Quê hương của món thắng cố lừng danh đất Tây Bắc. Thắng cố Quành - Với cái tên vừa “độc, vừa “lạ” luôn khiến du khách thập phương khi ghé thăm đều phải thốt lên: “A đây rồi! Chính hắn đây”.
Ghé thăm cơ sở chính của Thắng cố Quành tại Phố Mới, TP. Lào Cai và là cái "nôi" lưu giữ hành trình 20 năm gian nan khẳng định thương hiệu Thắng cố Quành lừng danh. Trò chuyện với chúng tôi, một lần nữa chị Trần Thị Phượng – Chủ thương hiệu Thắng cố Quành lại có dịp hồi tưởng về khoảng thời gian khi mới "chân ướt chân ráo" theo cha nấu thắng cố và hành trình trở thành những người đầu tiên khẳng định thương hiệu thắng cố Lào Cai, từng bước đưa đặc sản của địa phương tiếp cận với du khách trong nước và quốc tế.
20 năm – Một thương hiệu Thắng cố Quành
Sinh ra và lớn lên ở mảnh đất vốn được coi là "cái nôi" của món thắng cố - Đặc sản của tỉnh Lào Cai. Ông Trần Văn Luật, sinh năm 1957 (Cha đẻ của chị Trần Thị Phượng) trước khi bén duyên với thắng cố là một cựu cán bộ công an nhưng nghỉ hưu sớm. Với mong muốn gìn giữ, bảo tồn và phát huy những nét ẩm thực độc đáo của người bản địa. Ông bắt đầu nghiên cứu, tìm tòi và đã đúc kết được một công thức nấu món thắng cố ngựa riêng biệt. Đến năm 2002, ông quyết định mở một quán thắng cố nhỏ tại TP. Lào Cai chủ yếu bán cho người dân địa phương.
Với tinh thần mến khách cộng với phong cách uống rượu sảng khoái của người dân miền núi. Ông Luật uống đến độ "tay chân quềnh quàng" như nhân vật Chu Văn Quềnh (Do nghệ sĩ Hán Văn Tình trong phim Đất và Người thủ vai). Mỗi lần khách đến với quán, ông vừa mời rượu vừa "tếu" vài câu chuyện hài hước khiến khách hàng thân thương đặt cho ông biệt hiệu… ông Quành. Từ đó, thương hiệu Thắng cố Quành ra đời và câu slogan: "A đây rồi! Chính hắn đây" cũng do khách hàng ưu ái đặt nên.
Theo chân cha là ông Trần Văn Luật từ khi mở quán đến khi được truyền nghề, chị Phượng kể về những ngày còn nhỏ cùng theo ông lang thang khắp các chợ, các bản để nếm thử thắng cố do người bản địa nấu. Qua rất nhiều năm học hỏi và thử nghiệm mới đúc kết được công thức như hiện tại. Bởi người miền xuôi lúc bấy giờ còn có cái nhìn rất lạ với món thắng cố ngựa nguyên bản, vậy mà khi được nếm thử món thắng cố Quành, năm nào khách cũng quay lại và chỉ tìm đúng quán để thưởng thức.
Chị Phượng chia sẻ thêm: "Để có được công thức nấu món thắng cố ngựa đặc sản như hiện tại là cả một quá trình học hỏi gian nan vất vả, đặc biệt là nước chấm thắng cố - thứ tạo nên tên tuổi của Thắng cố Quành. Món nước chấm "thần thánh" này yêu cầu tỉ mỉ từ khâu chọn ớt, tự nhặt, tự xay và thêm gia vị, một phần chủ cơ sở là người gốc Mường Khương nên nước chấm ở đây có độ cay thơm đặc trưng. Bên cạnh đó, công thức nấu một nồi thắng cố thơm ngon chuẩn vị, nước dùng vàng óng cũng được gia đình giữ gần như nguyên bản với cách nấu của người bản địa, không biến tấu quá nhiều. Thịt ngựa cũng phải chọn loại ngựa nuôi trên núi, thịt thơm và tươi, mang đến hương vị "thử một lần là khó quên" cho cả khách địa phương và khách du lịch".
Cái "tâm" của người làm nghề
Để có được chỗ đứng nhất định giữa thời điểm các nhà hàng thắng cố mọc lên như nấm, người làm chủ không chỉ chau chuốt về việc kinh doanh, mà còn đặt cái tâm của mình trong từng sản phẩm, cách phục vụ. Hai thập kỷ đã trôi qua, Thắng cố Quành luôn giữ nguyên giá niêm yết trong thực đơn, không tăng theo thị trường hay dịp lễ, tết,… Với mức chi phí khá bình dân so với một thương hiệu nổi tiếng tại thành phố du lịch đã khiến Thắng cố Quành đến gần hơn với tất cả mọi người. Ở các cơ sở, cách bố trí của Quành cũng rất "dân dã" với sạp, đệm ngồi khoanh chân, nội thất chủ yếu bằng gỗ tạo không gian ấm cúng, mang phong cách đặc trưng của người miền núi.
Là người quản lý bận rộn với "trăm công nghìn việc", song chị Phượng vẫn luôn tự mình "xắn tay" vào bếp để đảm bảo hương vị cho từng nồi thắng cố. Vào những thời điểm đông khách, chị tự tay nấu nướng, dọn dẹp cùng nhân viên, tự kiểm điểm và tiếp thu ý kiến của khách hàng về chất lượng thức ăn cũng như cách phục vụ. "Mình đặt cái tâm vào nghề nên khách hàng họ yêu quý mình. Khi có dịp đặt chân lên Lào Cai, họ đều sẽ ghé qua quán mình để thưởng thức" – chị Phượng hồ hởi chia sẻ.
Vươn tầm Thắng cố Quành
Tiếng lành thì luôn đồn xa, hiệu ứng truyền miệng của khách hàng là một trong những con đường dẫn đến sự thành công của Thắng cố Quành ngày hôm nay. Được biết, nhà hàng không sử dụng nhiều phương tiện truyền thông hay quảng cáo rầm rộ, chỉ đơn giản là khách hàng trải nghiệm rồi truyền tai nhau tới đây. "Một đồn mười, mười đồn trăm", vào những dịp lễ Tết nhà hàng luôn trong tình trạng quá tải, mặc dù đã chật kín người không có chỗ ngồi nhưng nhiều tốp khách hàng vẫn cố gắng chờ đợi để được thưởng thức đặc sản. "Anh chị đi mấy trăm km chỉ để được ăn thử thắng cố ở quán này" - Anh Nguyễn Việt Hùng, quận Đống Đa, Hà Nội chia sẻ.
Từ một quán ăn nhỏ, Thắng cố Quành hiện tại đã có 5 cơ sở, không chỉ tại TP Lào Cai, Thị xã Sa Pa mà vươn tầm sang tỉnh Yên Bái, Thái Nguyên và Hải Dương. Riêng tại Sa Pa, Thắng cố Quành được coi là điểm đông khách nhất và được nhiều người nổi tiếng ghé thăm. Mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng của dịch COVID-19 song nhà hàng vẫn tuân thủ các quy định phòng chống dịch, giữ vững uy tín của thương hiệu.
2022 là năm đánh dấu mốc tròn 20 năm xây dựng và phát triển của thương hiệu Thắng Cố Quành. "Chúng tôi dự kiến sẽ mở thêm cơ sở thứ 6 tại Quảng Ninh với quyết tâm mang đặc sản vùng cao về với thành phố biển hoa lệ. Đồng thời, chúng tôi cũng sẽ tổ chức một sự kiện với nhiều ưu đãi đặc biệt nhằm tri ân khách hàng đã yêu quý và ủng hộ Thắng cố Quành trong suốt thời gian qua. Đây hứa hẹn sẽ là chương trình có nhiều hoạt động thú vị và ý nghĩa" – Chị Trần Thị Phượng chia sẻ.
Thông tin liên hệ: Thắng cố Quành
Cơ sở 1: 78-080-082 Nguyễn Huệ, Phố Mới, Lào Cai.
Hotline: 0328. 246.666
Cơ sở 2: 88 Ngũ Chỉ Sơn, Sa Pa,TP. Lào Cai.
Hotline: 0964.946.999
Cơ sở 3: Km 5, TP. Yên Bái.
Hotline: 0961.121.666
Cơ sở 4: 88 Việt Bắc, Quang Trung, TP. Thái Nguyên.
Hotline: 0985.635.678
Cơ sở 5: 01 Nguyễn Thị Duệ, Thanh Trung, TP. Hải Dương.
Hotline: 0869.736.789