Giá trị dinh dưỡng của nước dừa
Nước dừa là công thức giải nhiệt phổ biến ở nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Một quả dừa xanh sẽ có khoảng 150 – 250ml nước dừa. Khi dừa già, nước sẽ ít dần đi và thay vào đó là phần cơm dừa.
Một cốc nước cốt dừa 240ml chứa:
+ Lượng calo: 60
+ Carb: 15g
+ Đường: 8g
+ Canxi: 4% giá trị hàng ngày (DV)
+ Magiê: 4% DV
+ Phốt phở: 2% DV
+ Kali: 15% DV
Nước dừa chứa 94% nước và ít chất béo, giàu chất khoáng, chất điện giải như kali, canxi, mangan, chất chống oxy hóa, axit amin và cytokinin.
Uống nhiều nước dừa có tốt không?
Uống quá nhiều nước dừa sẽ gây ra một số vấn đề sức khỏe:
Uống nhiều nước dừa gây vấn đề về thận
Nước dừa có hàm lượng kali rất cao, uống quá nhiều sẽ gây mất cân bằng chất điện giải trong cơ thể, tăng nồng độ kali, có thể ảnh hưởng không tốt đến thận và nhịp tim không đều.
Với bệnh nhân suy thận, uống quá nhiều nước dừa sẽ khiến cho thận không thể bài tiết được lượng kali dư thừa qua nước tiểu. Từ đó dẫn đến tăng kali máu cao đến mức nguy hiểm.
Uống quá nhiều nước dừa gây tăng huyết áp
230ml nước dừa chứa khoảng 101 miligam natri. Một chế độ ăn giàu natri có thể làm tăng huyết áp. Vậy nên người bị huyết áp cao không nên lạm dụng nước dừa vì sẽ nạp thêm nhiều natri vào cơ thể. Huyết áp cao trong thời gian dài dễ dẫn đến tổn thương thận và bệnh tim. Natri cũng có thể tương tác với thuốc huyết áp.
Bạn cũng không nên uống nước dừa trong vòng hai tuần trước khi phẫu thuật vì nó có thể ảnh hưởng đến việc điều hòa huyết áp của cơ thể.
Nước dừa không tốt cho người mắc bệnh tiểu đường
Mặc dù có chỉ số đường huyết thấp nhưng nước dừa cũng có khoảng 8g đường mỗi cốc 240ml. Do đó, những người bị tiểu đường không nên uống quá nhiều nước dừa hàng ngày.
Uống quá nhiều nước dừa gây khó tiêu cho người mắc chứng ruột kích thích
Nước dừa là thuốc nhuận tràng tự nhiên. Do đó, uống quá nhiều có thể làm tăng lượng nước tiểu, khiến bạn phải thường xuyên đi vệ sinh. Những người mắc hội chứng ruột kích thích nên hạn chế hoặc tránh nước dừa vì nó có chứa một số carbohydrate có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng tiêu hóa, dẫn đến đau bụng và đầy hơi.
Việc uống nước dừa mỗi ngày có tốt không còn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và lối sống của mỗi chúng ta. Đặc biệt, sự thiếu hụt magie và kali rất phổ biến trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Vậy nên uống nước dừa đúng cách vừa đảm bảo cung cấp đủ magie và kali, vừa không ảnh hưởng đến sức khỏe.
Ngược lại, nếu có tình trạng sức khỏe cần hạn chế lượng kali, natri thì nước dừa có thể không phải là đồ uống phù hợp với bạn.
Một số lưu ý khi uống nước dừa
Uống nước dừa lúc nào tốt nhất?
Thời điểm uống nước dừa tốt nhất là trước bữa ăn để mang lại cảm giác no lâu và tránh ăn quá nhiều. Sau bữa ăn giúp ngăn ngừa đầy hơi. Trước khi đi ngủ để đào thải chất độc ra ngoài và làm sạch đường tiết niệu và sau khi tập luyện để phục hồi cơ bắp và bổ sung chất điện giải bị mất qua mồ hôi.
Nên uống bao nhiêu nước dừa?
Theo kinh nghiệm uống nước dừa mỗi ngày có tốt không thì không có hướng dẫn cụ thể nào về lượng nước dừa nên tiêu thụ. Những người khỏe mạnh có thể uống 1 quả dừa/ngày.
Nên uống nước dừa nguyên chất không thêm đường, hương liệu hoặc chất phụ gia. Nếu không thích hương vị của nước dừa, bạn hãy thử kết hợp nó trong món sinh tố, nước ép thơm hoặc uống cùng chanh, tắc cũng rất tốt cho sức khỏe.
Có thể uống nước dừa khi bị sốt không?
Nước dừa có tác dụng hạ sốt, giúp bổ sung chất điện giải, cung cấp nước và các chất dinh dưỡng tự góp phần phục hồi thể lực, hỗ trợ tiêu hóa.