Tác dụng của trứng vịt lộn hầm ngải cứu
Trứng vịt lộn hầm rau ngải cứu là món ăn vô cùng tốt cho sức khỏe. Thành phần của trứng vịt lộn sở hữu nhiều dưỡng chất quan trọng như protein, lipit, canxi, sắt, gluxit, betacarotene, vitamin nhóm A, B, C… Khi kết hợp trứng vịt lộn với rau ngải cứu càng đem lại những hiệu quả tốt hơn khi đem lại hàm lượng dinh dưỡng gấp 2 – 3 lần so với thông thường.
Các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyên rằng, đối với những người gầy, suy nhược cơ thể, suy dinh dưỡng thì nên ăn trứng vịt lộn hầm rau ngải cứu để cung cấp những dưỡng chất cần thiết. Không chỉ có vậy, theo Đông y thì rau ngải cứu còn chứa tinh dầu, chủ yếu là cineol, athuyon có tác dụng điều hòa khí huyết, tăng cường sức khỏe, đẩy lùi cơn đau đầu, đau nửa đầu mãn tính. Vậy còn chần chờ gì mà không bổ sung ngay món ăn bổ dưỡng này vào thực đơn.
Cách làm món trứng vịt lộn hầm ngải cứu
Ảnh minh họa
Nguyên liệu làm trứng vịt lộn hầm ngải cứu
2 – 3 quả trứng vịt lộn.
1 bó rau ngải cứu.
Nhánh gừng.
Gia vị: Bột canh, hạt nêm, dầu ăn.
Các bước làm món trứng vịt lộn hầm ngải cứu
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Rau ngải cứu mua về ngắt lấy phần lá non đem đi rửa sạch dưới vòi nước. Để loại bỏ hoàn toàn hóa chất nếu có hãy ngâm rau vào chậu nước muối loãng.
Gừng cạo vỏ, rửa sạch và thái thành các sợi nhỏ.
Ảnh minh họa
Bước 2: Hầm trứng với ngải cứu
Cho một chút dầu ăn rồi đổ rau ngải cứu và gừng vào để xào qua. Nêm gia vị với chút hạt nêm và bột canh để rau đậm vị.
Đổ 1 bát nước lọc ngập rau đun đến khi sôi thì đập quả trứng cho vào. Tiếp tục đun sôi đến lần thứ 2 thì vặn nhỏ lửa, đun liu riu thêm lúc nữa để trứng chín thì tắt bếp.
Ảnh minh họa
Bước 3: Thưởng thức
Múc trứng vịt lộn và rau ngải cứu ra bát để ăn khi còn nóng. Mỗi ngày ăn 1 quả vào buổi sáng, ngoài ra có thể ăn trứng vịt lộn luộc kèm với bún, phở, cháo. Hạn chế ăn quá nhiều vì sẽ nhanh chán.
Chú ý: Để thay đổi khẩu vị, bạn có thể dùng trứng vịt lộn hầm thuốc bắc cũng rất tốt cho sức khỏe hoặc đun sốt me rất ngon miệng mà không bị ngán.